Saturday, January 31, 2009

Case report: NHỒI MÁU MẠC NỐI LỚN BÊN PHẢI


BS lê Văn Tài
BS Trần Lãm
Trung Tâm Y Khoa MEDIC


I. BỆNH ÁN

Bệnh nhân nữ 55 tuổi, đau HSP 1 tuần, không nôn ói, tiêu tiểu bình thường. Nhập viện điều trị 5 ngày, Siêu âm nghĩ bướu mỡ. Sau đó khám BS tư, bệnh nhân được chuyển đến MEDIC siêu âm. Kết quả siêu âm: nghĩ nhồi máu mạc nối lớn bên phải (H1A,1B). CT xác chẩn nhồi máu mạc nối lớn bên phải (H1C,1D,1E).

Điều trị : Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau sau 2 tuần hết đau. Siêu âm sau 2 tuần cấu trúc nhồi máu nhỏ lại (H2A), sau 10 tuần nhỏ hơn nhiều và có co rút do xơ hoá (H2B, 2C).

II. BÀN LUẬN

Tần suất:

Hiếm, 85% ở người lớn, 15% ở trẻ em, nam nhiều hơn nữ (2).

Bệnh sinh:

Xoắn: nguyên phát, thứ phát do thoát vị, nang, sẹo mỗ, bướu (2).

Nguyên phát: nguyên nhân không rõ, có thể do thay đổi có nguồn gốc phôi thai kết hợp với bất thường động mạch gây giảm tưới máu phần dưới phải mạc nối lớn. Tĩnh mạch dài, cong quẹo (kinking) kết hợp với tăng áp lực ổ bụng đột ngột, sung huyết mạch máu sau ăn quá no (1,3).

Giải phẩu bệnh: sung huyết, xuất huyết, huyết khối tĩnh mạch, hoại tử mỡ và tẩm nhuộm tế bào viêm (1,2,3).

Lâm sàng:

- Đau đột ngột bụng (P), thường đau bụng dưới, đa phần có phản ứng thành bụng khu trú (1, 3), hay đau bán cấp (1), có thể kèm rối loạn tiêu hoá, tiểu khó, sốt nhẹ (2), nôn hiếm (1).
- Có thể sờ thấy khối nhưng ít (1).

Xét nghiệm: BC bình thường, ở giới hạn trên hay tăng nhẹ (1, 2), VS tăng (1).

Siêu âm

- Echo dầy thường không đồng nhất, có thể có echo kém bên trong, giới hạn có thể không rõ, oval, đè đau không xẹp, như cái bánh (cakelike) (1,2).

- Vị trí: giữa thành bụng trước và đại tràng ngang, đại tràng lên, thường ở mức ngang rốn, dính thành bụng trước (1,2,3).
- Kích thước: 3 – 15 cm (1).
- Echo kém
- Một số trường hợp có dạng hình ống bít 1 đầu như ruôt thừa viêm (2).
- Color Doppler: có thể có mạch máu (2).

CT

- Hình oval, tam giác. Tăng đậm độ không đồng nhất (mật độ mỡ - heterogeneous fatty mass)(1,2,3).
- Vị trí: giữa thành bụng trước và trước đại tràng ngang, đại tràng lên (1,2,3).

Chẩn đoán phân biệt:

- Viêm ruột thừa
- Viêm bờm mỡ đại tràng
- Viêm túi thừa.

Diễn tiến:

- Tự khỏi (self-limited), co rút do xơ hoá (fibroblastic reaction) (1,3).
- Dính vào ruột gây tắc ruột, áp- xe (3).

Điều trị:

- Bảo tồn: giảm đau, theo dõi lâm sàng, siêu âm, khỏi sau 2 tuần (1,3).

- Phẩu thuật: vì một số trường hợp sau điều trị bảo tồn có di chứng dính vào ruột gây tắc ruột nên phẩu thuật cắt bỏ phần mạc nối nhồi máu (2,3).

III. KẾT LUẬN

- Nhồi máu mạc nối lớn bên (P) có bệnh cảnh lâm sàng như Viêm ruột thừa. Có hình ảnh siêu âm, CT khá đặc trưng.
- Điều trị kinh điển là phẩu thuật, Tuy nhiên theo 1 số tác giả có thể điều trị bảo tồn không cần phẩu thuật.

Tài liệu tham khảo
1. Puylaert JB. Right-sided segmental infarction of the omentum: clinical, US, and CT findings. Radiology 1992;185:169 -172
2. Matteo Baldisserotto et al. Omental Infarction in Children: Color Doppler Sonography Correlated with Surgery and Pathology Findings. AJR 2005; 184:156-162
3. J. Damien Grattan-Smith et al. Omental Infarction in Pediatric Patients: Sonographic and CT Findings. AJR 2002; 178:1537-1539

No comments: